Mất việc trước Tết – nỗi đau không của riêng ai

Chỉ còn 1 tháng nữa là đã đến dịp Tết. Thế nhưng sẽ ra sao nếu như năm hết Tết đến, bạn bỗng nghe một tin động trời khi bị mất việc và phải lao đao khắp nơi để tìm “chỗ dựa” mới?

Lao đao nỗi khổ mất việc trước Tết

Chẳng ai là không muốn có 1 công việc ổn định với mức thu nhập khá, được sếp yêu thương, đồng nghiệp tốt bụng giúp đỡ. Thế nhưng đời chẳng như là mơ. Những ngày cuối năm chỉ mong mọi việc suôn sẻ nhưng đùng một cái thông báo nghỉ việc đập ra ngay trước mắt, có thể do công ty cắt giảm nhân sự, hay bạn thiếu năng lực và thường xuyên mắc sai lầm. Và thế là chưa kịp đón Tết trong an vui đã trở thành thất nghiệp.

Khi mất việc vào dịp cuối năm, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất luôn tiền lương và thưởng Tết. “Ra đi” tay trắng lại thêm trăm mối lo về những vấn đề cơm áo gạo tiền khiến bất cứ ai cũng phải đau đầu.

Thực ra ai cũng muốn tìm cho mình một cơ hội mới, nhưng thời điểm lại quyết định tất cả. Khi bạn chưa có bất cứ sự chuẩn bị gì, việc phải loay hoay để tìm đến những thách thức mới chẳng hề dễ dàng chút nào.

Cuối năm xin việc khó hơn lên trời

Những ngày tháng cuối năm được biết đến không phải thời gian thích hợp để đi xin việc một chút nào. Đây là lúc các công ty bận rộn nhất, họ có trăm công nghìn việc với việc kiểm tra sổ sách, tài chính, đòi nợ, tính toán thu chi, tổng kết,… 

Và tất nhiên những lúc như thế này, chẳng có ai rảnh để tuyển dụng hay đào tạo nhân viên mới cả. Đặc biệt, những công việc cuối năm đòi hỏi nhân viên dày dặn kinh nghiệm và thấu hiểu về dự án chứ không phải một người mới nguyên bản. 

XEM THÊM:

Ở một số nơi, việc tuyển thêm người mới vẫn được áp dụng. Thế nhưng, cơ hội kiếm được một công việc tốt như ý không cao. Hầu hết sẽ chỉ là nhân viên thời vụ hoặc nhân viên tuyển gấp mà không được đánh giá cao về năng lực.

Ở tuổi còn sung sức, “thất” gì cũng được chứ đừng thất nghiệp. Không phải môi trường nào cũng trải sẵn thảm đỏ hoa hồng, không phải vị sếp nào cũng dễ dàng, hiền dịu. 

Chẳng có nỗi buồn nào thất vọng hơn chuyện mất việc không mong muốn. Thế nhưng đằng sau những vấp ngã, bản thân cần phải biết trưởng thành và cố gắng hơn. Thành công sẽ chỉ mỉm cười với những ai thật sự chăm chỉ.

XEM THÊM:

Cảnh đời thường của ngôi làng Hà Cảng – Huế đẹp như tranh vẽ trong bối cảnh phim “Mắt Biếc”

Bộ phim “Mắt Biếc” ra mắt vào 1‌8/12 vừa qua nhậ‌n được sự đón nhậ‌n đông đảo khán gi‌ả. Tuy nhiên ít ai biết được cảnh quay trong bộ phim chủ yếu diễn ra ở Huế và Quảng Nam, một địa điểm bình yên và thơ mộng.

Những cảnh quay được quay ở làng Hà Cảng, tọa lạc tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là điểm đến yêu thích của các phượt thủ.

Continue reading

Từ 1/7/2020, chê người khác “ngu như bò” bị phạt 16 triệu

Năm 2019 sắp đi qua, năm 2020 sắp đến, có lẽ vì thế mà những ngày gần đây dư luận xã hội liên tục quan tâm tới các dự luật mới sắp được đưa vào thực hiện trong năm 2020, trong đó có cả quy định liên quan tới việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Chửi người khác “Ngu như bò” có thể bị phạt.

Việc so sánh người khác với bò là hành vi xúc phạm nghiêm trọng tới nhân phẩm, danh dự của người đó

Cụ thể, hành động mắng mỏ người khác, so sánh họ “Ngu như bò” là một hành vi xúc phạm nghiêm trọng tới nhân phẩm, danh dự của người đó. Căn cứ theo tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi chửi mắng có thể sẽ phải nhận mức xử phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh nhục mạ người khác.

Không chỉ vậy, những người có hành động như vậy sẽ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho đối phương – người bị mắng chửi “ngu như bò” theo quy định, cùng với khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần gây ra bởi câu so sánh tưởng chừng như rất bình thường.

Khoản 2, Điều 1, Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể hơn về mức bồi thường được nhắc tới: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do các bên tự thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì mức đối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Điều này có nghĩa là kể từ 1/7/2020, những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, bao gồm cả việc chửi người khác “Ngu như bò” sẽ phải bồi thường tới 16 triệu đồng cho hành vi của mình. 

Quy định nói trên khi được đăng tải đã nhanh chóng nhận về sự chú ý không nhỏ của cộng đồng mạng. Nhiều người cảm thấy bất ngờ, trong khi một số khác lại hài hước hỏi rằng số tiền 16 triệu đồng sẽ bồi thường cho người hay … bò.

Cộng đồng mạng bày tỏ ý kiến về quy định mới (Ảnh chụp màn hình)

“Thôi từ giờ tiết chế, không chửi con bạn là ngu như bò nữa. Mắc công nó lại có 16 triệu của mình trong vui sướng”.

“Quy định thú vị ghê, mình chờ đến lúc nó được chính thức áp dụng”.

Chê người khác béo, “hai lưng” có thể phải “bóc lịch”

Hành vi chê bai người khác béo, hay thậm chí quá đáng hơn là “hai lưng” được coi là hành động sử dụng cử chỉ, lời nói trêu ghẹo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. Đồng thời, hành vi nói trên cũng vi phạm trật tự cộng đồng và sẽ có thể nhận mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.

Ngoài ra việc chê người khác béo, xúc phạm ngoại hình đối phương cũng đã vi phạm vào điều khoản liên quan tới làm nhục người khác và hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phải cải tạo không giam giữ tới 3 năm.

Các trường hợp xúc phạm người khác với mức độ nặng, sử dụng các lời lẽ với tính chất làm nhục người khác và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Người làm ra hành vi này có thể sẽ bị phạt tù tới 5 năm.

Mức chi phí bồi thường tổn thất tinh thần cho các hành vi nói trên có thể được thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì bên có hành vi xúc phạm sẽ phải bồi thường số tiền không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.

XEM THÊM:

6 điều cần lưu ý khi đi xem phim rạp – nhân viên dù đã nghỉ việc cũng không dám tiết lộ

Chúng ta thỉnh thoảng vẫn thường chọn cách giải trí là đi xem phim cùng bạn bè và người thân. Thế nhưng ít ai biết được ở rạp chiếu phim còn có những bí mật mà ngay cả nhân viên cũ mặc dù đã nghỉ việc cũng không dám tiết lộ. Hãy cùng hiệu ứng chữ điểm qua 6 điều bí mật này nhé!

Những điều cần lưu ý khi đi xem phim rạp – (hình minh họa – Nguồn internet)

1. Đôi khi bắp rang bơ là đồ bán ế từ ngày hôm trước

Để nhận ra bắp rang bơ mới được làm trong ngày hay là hàng tồn từ ngày hôm trước rất khó. Trong thực tế, dù để từ 2 đến 3 ngày thì hương vị của bắp rang cũng không hề thay đổi, chỉ cần gói kín lại thì chúng sẽ không bị ỉu. Sang ngày hôm sau, nhân viên ở đây chỉ cần mang số bắp rang cũ ra làm nóng là có thể bán cho khách hàng. Những người có khả năng cao sẽ mua phải bắp rang bán ế là người tới xem phim vào buổi sáng. Vậy nên hãy hạn chế việc mua bắp nước vào sáng sớm nha.

2. Bắp rang bơ có thêm chất phụ gia

Tất cả rạp chiếu phim đều có bán bắp rang bơ nhưng chỉ ít nơi nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng. Đa số tiêu chí chọn rạp phim của chúng ta đó là phòng chiếu phải đẹp và bắp rang phải ngon. Biết được tâm lý người xem, một vài rạp thay vì sử dụng dầu ăn và bơ để rang bắp thì họ sẽ cho thêm chất phụ gia là hỗn hợp dầu dừa kết hợp với dầu hạt cải để bắp rang thơm và ngon hơn.

3. Nhiều người không biết đâu là vị trí ngồi tốt nhất

Điều này bạn cần nên nhớ để chọn cho mình vị trí ngồi xem phù hợp nhất nhé. Với phòng chiếu lớn, từ 21 đến 25 hàng ngế thì hàng số 9 hoặc 10 là vị trí ngồi xem tốt nhất, không bị mỏi mắt. Với phòng chiếu có 16 đến 20 ghế thì hàng số 7,8 là vị trí tốt nhất. Với phòng chiếu nhỏ, có 10 đến 15 hàng ghế thì hàng số 5,6 là vị trí đẹp nhất.

4. Combo nước và bỏng không hề rẻ hơn

Các rạp chiếu phim rất hay đưa ra các combo bỏng nước với nhiều mức giá khác nhau. Không ít người cho rằng việc mua theo combo sẽ rẻ hơn nhưng khi mua lẻ từng sản phẩm các mẹ mới thấy mức giá không hề có sự khác biệt lớn. Điều này đã có khá nhiều bạn bị lầm tưởng, nếu không tin bạn hãy cứ thử mua tách ra từng sản phẩm xem có đúng không nhé!

5. Nên kiểm tra ghế trước khi ngồi

Một cô gái người Malaysia từng chia sẻ bài đăng trên Facebook rằng cô đã rất hoảng sợ khi phát hiện cây kim dài nhô ra khỏi ghế trong rạp chiếu phim. Dù đây là câu chuyện xảy ra tại nước ngoài nhưng chúng ta cũng không nên vì thế mà chủ quan bởi những kẻ biến thái có thể xuất hiện ở mọi nơi. Khi thấy vật thể lạ, chúng ta nên dùng giấy khô để tháo gỡ và báo lại ngay với nhân viên tại rạp. Tốt nhất trước khi ngồi bạn nên nhìn lướt qua ghế, cứ kiểm tra một lượt xem sao, an toàn vẫn hơn đúng không nào!

6. Thường xuyên gặp phải người ý thức kém trong rạp phim

Trong quá trình xem phim, người ta cần yên lặng và sự tập trung nhưng đôi khi các bạn sẽ bị làm phiền bởi những người vô duyên xung quanh. Chắc chắn tình trạng người ngôi phía sau vô tư gác chân lên ghế của người phía trước rồi rung đùi và khuyến mại thêm mùi hôi chân cũng không còn xa lạ. Hay việc sử dụng điện thoại trong rạp phim chẳng hạn, điều này làm ảnh hưởng đến cảm hứng xem phim của chúng ta khá nhiều đúng không?

XEM THÊM:

Sau bộ phim “Mắt Biếc” – nổi tiếng nhất không phải là “Ngạn” hay “Hà Lan” mà là “Cây Ngô Đồng” ở xứ Huế

Bộ phim “Mắt Biếc” hiện nay đang làm mưa làm gió trong làng phim ảnh Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Không chỉ thu hút bởi khâu chọn diễn viên mà Mắt Biếc còn hấp dẫn khán giả bởi bối cảnh mộng mơ khi được quay tại Huế. Trong phim, nhiều cảnh vật ở mảnh đất xứ Huế được lên sóng, nổi bật nhất chính là hình ảnh cây ngô đồng mà các bạn trẻ hay gọi là cây cô đơn. Sau bộ phim nơi đây bỗng nhiên trở nên nổi tiếng và thu hút khá nhiều bạn trẻ đến tham quan chụp ảnh.

Hình ảnh loài cây vươn cao bóng mát nằm đơn độc giữa cánh đồng xuất hiện trong phim Mắt Biếc đã thu hút giới trẻ mảnh đất Cố đô Huế về đây chụp ảnh, tham quan. Đây chính là nơi đã diễn ra phân đoạn Ngạn ngồi đàn cho Hà Lan nghe được ghi hình tại xã Quảng Thành thuộc huyện Quảng Điền, cách trung tâm Huế khoảng 12 km. Vùng đất này nổi tiếng với cảnh vật yên bình và rất nên thơ.

Ngay từ khi tin đóng máy và những hình ảnh đầu tiên về bối cảnh ở Huế và Quảng Nam được chia sẻ, các fan của Mắt Biếc đã tìm về đây check-in với cây cô đơn.

Cây ngô đồng trong phim gắn liền với tuổi thơ của hai nhân vật Ngạn và Hà Lan. Ngô đồng ở Huế thường trổ hoa từ khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch khi lá đã rụng hết, với những chùm hoa hồng pha tím. Cây ngô đồng xứ Huế được xem là biểu tượng của bậc đế vương theo truyền thuyết Á Đông.

Những ngày này, rất nhiều nhóm bạn trẻ rủ nhau đến đây check in, chụp ảnh cưới tại cây ngô đồng khiến địa điểm này luôn tấp nập người. Đây cũng là cây được người dân trong thôn trồng ngay đường ra đồng để tạo bóng mát, nghỉ chân.

XEM THÊM: 7 lý do khiến bạn nên xách vali lên và đi du lịch trước tuổi 30

Bạn Hoàng Mai Anh (21 tuổi, Hà Nội) chia sẻ rằng: “Mình đi theo chỉ dẫn trên bản đồ để đến xóm Chùa, sau đó hỏi người dân gốc cây quay phim Mắt Biếc là sẽ đến được cây cô đơn. Cảm giác yên bình ùa về mỗi khi ngắm nhìn khung cảnh nơi đây. Huế có phong cảnh đẹp và con người chân chất, luôn cởi mở“.

Trước đó, tiết lộ với báo chí về lý do chọn cây cô đơn này, đạo diễn Victor Vũ cho biết: “Khi chọn một gốc cây chứa đựng nhiều kỉ niệm ấu thơ, tôi không muốn tìm đến một cây cổ thụ sum suê già cỗi. Tôi muốn nhấn mạnh vào yếu tố lãng mạn và chất thơ, đó là lý do tôi chọn cây cô đơn”.

Với nét trữ tình, mộng mơ đặc trưng, cây cô đơn hứa hẹn sẽ là một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất ngoại ô yên bình ở xứ Huế này.

XEM THÊM:


Từ 1/1/2020 cấm lôi kéo, ép buộc người khác “đi nhậu”

Ở Việt Nam chuyện rủ nhau đi nhậu sau giờ làm việc dường như đã trở thành thói quen khá quen thuộc của rất nhiều người. Tuy nhiên điều này có thể phải thay đổi khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Cụ thể, Điều 5 của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm các hành vi: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

Luật đồng thời nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rư.ợu, b.ia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

XEM THÊM:

Bị tĩnh điện, cô gái phải đeo găng tay cao su 24/7, cách ly chồng con không được đến gần

Nghe thì hơi phi lý nhưng lại có thật. Chỉ những ai bị tĩnh điện mới thấy nỗi khổ “giật tung tóe” vào mùa đông phiền phức và đau đớn tới mức nào.

Có lẽ đối với nhiều người việc thỉnh thoảng bị tĩnh điện và giật nhẹ mỗi khi chạm vào đồ vật bên cạnh là một thú vui khá hay ho và tiêu khiển. Thế nhưng ít ai biết rằng đây lại là triệu chứng của căn bệnh tĩnh điện khá nghiêm trọng và cũng rất hiếm người mắc phải. Thay vì thỉnh thoảng mới bị một lần thì những người mắc phải “bệnh” này sẽ phải chịu cảnh sống chung với điện giật 24/7, nhất là vào mùa đông khi đồ len, đồ bông lên ngôi.

Continue reading