Giả thiết hay giả thuyết mới là đúng chính tả?

Có thể thấy, tiếng Việt cũng là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới. Không chỉ có các chữ các, tiếng Việt còn sở hữu hệ thống dấu, thanh khiến cho các từ trở nên phức tạp. Đặc biệt là có nhiều từ, cụm từ giống nhau gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Một trong số từ thường gây ra sự nhầm lẫn đó là giả thiết hay giả thuyết. Vậy cách sử dụng nào mới là đúng chính tả?

Continue reading

Nề nếp hay Nền nếp? Đâu mới là cụm từ chính xác?

Có rất nhiều người Việt Nam hiện nay mắc phải lỗi chính tả khi sử dụng câu từ. Ngay cả những người lớn họ cũng không thể nhận ra được đâu là cụm từ chuẩn và chính xác. Điển hình có thể nhắc đến chính là “Nề nếp hay Nền nếp”. Vậy đâu mới là cụm từ đúng?

Nền nếp hay Nề nếp mới là cụm từ đúng?

Ta có thể bắt gặp cụm từ này ở rất nhiều nơi như trên báo chí, tivi hay trong giao tiếp hàng ngày. Như chúng ta đã được học từ hồi còn học cấp một, thầy cô đã chỉ rõ ý nghĩa của từng cụm từ. Có nhiều người cho rằng từ “Nề nếp” là từ chuẩn bởi vì người ta hãy nói “ Bạn là con người có nề nếp”. Nhưng thật ra không phải, từ “Nền nếp” mới là từ chuẩn và chính xác.

Ý nghĩa của từ “Nền nếp”

Để có thể thuyết phụ mọi người với cụm từ “Nền nếp” là chính xác chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa của cụm từ này.

  • Nền: từ nền được hiểu với nghĩa là nền tảng, ám chỉ một điều gì đó đã được xây dựng theo một quy chuẩn nhất định.
  • Nếp: nếp là từ mang ý nghĩa sự gọn gàng, tác phong chuẩn chỉnh, sống một cách chuẩn mực.
  • Nền nếp: tóm lại hai từ có nghĩa trên khi được ghép lại với nhau sẽ mang một ý nghĩa thể hiện một cách sống hay một lối sống tốt đẹp.

Qua đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Nề nếp hay Nền nếp”. Sau khi đọc xong bài viết này hy vọng các bạn có thể sử dụng cụm từ này một cách chuẩn xác nhé.

Từ đúng chính tả là Cổ súy hay Cổ xúy?

Có thể khẳng định ngay: từ đúng phải là “cổ xúy”. Từ này đã được để cập trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên với ý nghĩa “cổ xúy” là phấn khởi, khích lệ, hô hào, động viên. Và từ này đã từng xuất hiện trong “Văn chương cổ xúy lòng yêu nước”. Để hiểu rõ từ cổ súy hay cổ xúy và ý nghĩa của nó, mời bạn cùng tham khảo nội dung phân tích của chúng tôi dưới đây.

Phân tích nghĩa Hán Việt của cổ xúy – cổ súy

Cổ súy và Cổ xúy là hai từ dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng. Nhiều người không phân biệt được nên dùng từ nào cho đúng. Có người còn cho rằng cả hai từ đều đúng và có nghĩa giống nhau, sự thật không phải vậy.

“Cổ” ở đây được biết đến với ý nghĩa là cái trống, cũng chỉ động tác đánh trống. Nhiều người lầm tưởng “cổ” là  “cổ xưa”, “cổ tay”, “cổ chân thì điều này không đúng. Từ “Cổ” này được ghép trong “Cổ động” ​​với ý nghĩa thuần túy là đánh trống, khua giục, thúc đẩy. Nếu “cổ” được ghép chung trong từ “Cổ vũ” thì có ý nghĩa là gióng trống, vừa hát vừa nhảy theo nghĩa đen. Còn nghĩa bóng là thể hiện sự hoan nghênh và khuyến khích điều gì đó.

Còn “Xúy” có nghĩa là “thổi” theo gió, và “thổi” trong “thổi kèn”, “thổi sáo”. Rất có thể “xúy” và “xuy” là từ gốc tương ứng của “xúi ” và “xui “, cả hai đều có nghĩa là dụ dỗ hoặc thúc giục ai đó làm điều gì đó (xúi giục, xúi giục). Sự thay đổi âm thanh từ “uy” thành “ui” thường xuất hiện, như “an ủi” vốn có gốc là “an ủy” trong đó “an” lấy từ “bình an” còn “uỷ”là “làm cho yên lòng”.

Ý nghĩa của từ cổ súy

Ngày nay, ý nghĩa của từ “cổ súy” có vẻ như đã lệch đi so với ý nghĩa ban đầu. Người ta thường sử dụng từ ngữ này theo nghĩ tiêu cực. Cụ thể là xúi giục ai đó làm điều sai trái, điều ác.

Trên đây là những thông tin giải thích chi tiết về cổ súy hay cổ xúy mới đúng chính tả. Và kết luận chính là từ “cổ xúy” mới đúng. Chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng ngôn ngữ của Việt Nam là hết sức đa dạng. Tuy nhiên, đừng quên việc chọn và sử dụng những từ đúng chính tả nhé!

Giậm chân hay Dậm chân? Giẫm đạp hay Dẫm đạp

Giậm chân hay Dậm chân? Giẫm đạp hay Dẫm đạp? Đây là những từ mà khi nghe phát âm bạn thấy nó có phần hơi giống nhau nên khi viết thường bị nhầm lẫn dẫn đến bị sai chính tả. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về các từ này để viết đúng chính tả xin mời theo dõi bài viết dưới đây.

Continue reading

Nên sử dụng “cảm ơn” hay “cám ơn” mới đúng chính tả?

Tiếng Việt luôn phong phú và đa dạng về ngữ nghĩa. Chính vì thế mà việc học hỏi và tiếp cận với tiếng Việt luôn mang đến rất nhiều khó khăn và phiền toái cho người nước ngoài. Đôi lúc chỉ cần đặt sai một dấu thôi là ngữ nghĩa của các các từ đã khác nhau hoàn toàn. Vậy dùng từ “ cảm ơn” hay “cám ơn” thì từ nào viết đúng chính tả ?

Continue reading

Biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả hiệu quả nhanh chóng

Trong nhiều môn học thì chính tả được coi là một trong những môn học gây ra nhiều sự khó khăn với các bạn nhỏ. Từ việc phát âm như thế nào cho chuẩn, đến việc viết sao cho đúng. Tất cả sẽ khiến các bạn nhỏ dường như rơi vào một thế giới ngôn ngữ phức tạp. Tuy nhiên, với những biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả sau đây thì việc viết siêu, đọc giỏi sẽ hoàn toàn đơn giản hơn.

Continue reading

Quy tắc viết l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y đúng chuẩn

Có thể nói, mặc dù là chữ mẹ đẻ nhưng trên thực tế hiện nay vẫn có nhiều người viết sai chính tả hoặc phát âm sai. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng một cách chính xác và đúng chuẩn nhất thì việc nắm rõ những quy tắc chính tả là cực kỳ quan trọng. Cùng tìm hiểu các quy tắc viết l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y đúng chuẩn sau đây.

Continue reading