Chúng ta thường nghĩ rằng mùa đông là mùa của bệnh tật. Tuy nhiên có một sự thật mà ít ai biết đó là mùa hè lại là mùa dễ khiến cơ thể bạn phát bệnh nhất. Vào những ngày nắng nóng bạn có thể bị bỏng da do ánh nắng mặt trời hoặc có thể bị mất nước hay ngộ độc thực phẩm.
Những bệnh thường gặp mùa hè
1. Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn sinh sôi. Do vậy nếu bạn thích đi dã ngoại hay thích ăn đồ nướng thì hãy nên cẩn thận. Với những thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn, hãy bảo quản ở ngăn mát hoặc ngăn đá để tranh vi khuẩn xâp nhập vào. Nếu không may mắc phải nếu nhẹ thì có thể điều trị tại nhà mà không cần bác sĩ can thiệp. Nếu bị tiêu chảy hoặc nôn mữa thì hãy nhanh đến bệnh viện để được kê thuốc và truyền nước kịp thời.

2. Phát ban
Dấu hiệu của phát ban đó là cơ thể bạn sẽ nổi những nốt đỏ hoặc hồng. Với điều kiện nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho bệnh này phát triển mạnh thêm. Bệnh được thấy nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Phát ban rất nguy hiểm, nó có thể làm sưng và tắt nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Ngoài ra bệnh còn gây ra các tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Khi gặp tình trạng này bạn hãy uống nước thường xuyên, ngoài ra hãy bổ sung thêm những thực phẩm như rau, trái cây, để giúp hạ nhiệt cho cơ thể. Một số trường hợp có triệu chứng nặng như đau đầu, sưng và mưng mủ thì hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
3. nhiễm trùng – nhiễm khuẩn qua môi trường nước
Vào mùa hè, đa phần mọi người đều đi tránh nóng bằng cách tắm hồ hoặc đi tắm biển. Tuy nhiên với thời tiết nắng nóng vi khuẩn sẽ sinh sôi, việc này tạo điều kiện cho những bệnh truyền qua nước lây lan. Nếu bạn muốn giải nhiệt, bạn nên đến những bể bơi, vì ở những nơi này thường được thay nước và kiểm tra nồng độ cồn một cách thường xuyên.

4. Cảm lạnh mùa hè
Cảm lạnh là căn bệnh thường xuyên xảy ra nhất trong những ngày nắng nóng. Vi – rút này có tên là enterovirus, nó có thể gây ra những biến chứng rất phức tạp như sốt, nhức đầu, đau họng, loét miệng hoặc có thể phát ban.
5. Nhức đầu
Nắng nóng kéo dài là nguyên nhân dẫn đến những cơn nhức đầu. Khi nhiệt độ tăng lên cao, các mạch máu trong đầu của bạn sẽ bị giãn ra và khiến chúng đè lên các dây thần kinh, điều này sẽ gây nên tình trạng đau đầu. Do vậy trong những ngày có thời tiết nắng nóng như vậy bạn nên uống đủ nước, hạn chế tập thể dục. Nếu cảm thấy đau nhiều thì bạn hãy nên sử dụng thuốc hoặc đi khám bác sĩ ngay nhé!

6. Tăng thân nhiệt
Tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao có thể dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ. Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi cha mẹ để lại trẻ ở lại trong xe dưới thời tiết nắng nóng. Dấu hiệu của đột quỵ đó là nhức đầu, chóng mặt, bệnh có thể dẫn đến bất tỉnh, suy tạng và tử vong.
Nếu gặp trường hợp này thì cần xử lí như thế nào? Bạn có thể làm mát bên ngoài cơ thể bằng nước, không khí lạnh hoặc túi đá. Làm mát bên trong bằng cách rửa dạ dày hoặc trực tràng. Nếu gặp trường hợp nặng cần đưa đi cấp cứu để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
XEM THÊM: Cách khắc phục tóc bị khô cứng
7. Cháy nắng
Khi nhiệt độ tăng cao, bạn sẽ có nguy cơ bị cháy nắng. Nguyên nhân gây ra cháy nắng là từ tia cực tím từ mặt trời gây thương tổn cho các tế bào da. Cháy nắng có thể gây ra những tổn thương nguy hại như tổn thương da, gây ra bệnh ung thư da. Cách đơn giản và tốt nhất để tránh cháy nắng là hạn chế ra đường vào những giờ nắng đỉnh điểm (10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), bôi kem chống nắng, đội mũ và mặc quần áo bảo hộ trước khi ra ngoài.

Để phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa hè bạn nên:
Hoạt động và làm việc trong những khu vực mát mẻ.
Nên uống nước thường xuyên.
Mặc quần áo thoải mái, rộng và nhẹ
Tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng hơn bình thường.
Mang kính chống nắng, bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.
Mùa hè là mùa nắng nóng, đây cũng là mùa để bạn có thể vui chơi nghỉ dưỡng, tuy nhiên bạn phải nhớ bảo vệ sức khỏe của mình vì thời tiết này cũng dễ phát sinh bệnh tật lắm đấy.