“Không ăn hàng, ngừng mua sắm” cô gái trẻ tiết kiệm được 2 tỷ trong 3,5 năm

Có những anh chàng, cô nàng có được công việc ổn định với mức lương đáng mơ ước, ai nghe xong cũng nghĩ hẳn sẽ rất dư dả, nhưng thực tế là tiền vừa cầm nóng tay mấy ngày đã tiêu gần hết, thậm chí lương chưa về đã phải vay đầu này đắp đầu kia. Tuy nhiên ngược lại có những người tiền lương chỉ ở mức trung bình nhưng cuối tháng vẫn có một khoản tiền dư.

Dạo gần đây, giới trẻ thường nhắc đến hai chữ “tiết kiệm”, nếu bạn theo dõi trang blog cá nhân của Jeraldine Phneah, thì sẽ học được cách tiết kiệm, mẹo quản lý tài chính riêng. Trong vòng 3 năm rưỡi, cô đã tiết kiệm được 100 ngàn USD dự phòng cho bản thân khi bước vào tương lai.

Cô chia sẻ: “Viết về tài chính cá nhân là cách để tôi tự giúp mình làm tốt việc này và giúp cả những người khác giống như tôi. Tôi không tự nhận mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này nhưng hi vọng rằng, bằng cách chia sẻ trải nghiệm của mình, tôi có thể giúp đỡ những người đã trải qua những gì mà tôi đã trải qua. Khi bạn có đủ tiền tiết kiệm, bạn có thể bỏ công việc mà bạn không thích hoặc không còn phải chịu đựng một ông chủ hay lạm dụng mình. Bạn được lựa chọn không làm việc trong một vài tháng và nghĩ về nơi mà mình muốn đi”.

“Khi bạn có tiền tiết kiệm, bạn có thể rời khỏi một mối quan hệ tệ bạc, bởi vì bạn độc lập về tài chính với người đó”.

Bí quyết đầu tiên để tiết kiệm tiền của Jeraldine là thực hiện lối sống tối giản mỗi ngày. Với mức sống đắt đỏ ở Singapore song Jeraldine luôn biết cách tiết kiệm, cô thường mua sắm đồ dùng cá nhân chỉ với dưới 50 USD. Cô cũng ít xem tivi thì, ít dùng điều hòa hơn bình thường, hạn chết đến mức tối đa việc mua sắm quần áo, phụ kiện thời trang nào cho mình ngay cả khi đó là dịp Tết.

Không những thế, để tránh bị “cám dỗ”, Jeraldine ít dùng mạng xã hội, hủy theo dõi những người bạn với lối sống xa hoa, thường xuyên khoe ảnh ăn uống sang chảnh và mua sắm đồ hiệu đắt đỏ, đồng thời với máy tính cô cài đặt chế độ tắt quảng cáo. Cô chuộng những bữa cơm tự nấu vừa đủ chất dinh dưỡng, giảm tinh bột tăng cường rau xanh. Không những vậy, cô còn tối giản trong việc tổ chức đám cưới và hưởng tuần trăng mật cùng chồng. Cô tự mình mua hoa cưới ở chợ, đặt áo ở cửa hàng bình dân và chọn Việt Nam để hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vợ chồng son.

Cô cho biết: “Lễ cưới vốn dĩ là chuyện trọng đại của hai người nên cô chỉ mời những người thân thiết nhất chứng kiến”. Cô chọn Việt Nam làm nơi tổ chức tuần trăng mật.

XEM THÊM: Bí quyết mua sắm tiết kiệm khi đi siêu thị

Bên cạnh việc tiết kiệm, không để tiền “chết”, Jeraldine còn đầu tư vào cổ phiếu: “Tôi dùng khoảng 70% số tiền của mình để đầu tư. Mỗi lần tôi nói về ý định này, một số bạn gái của tôi lại phản đối và cho rằng đó là chuyện của đàn ông. Bản thân tôi không học về tài chính và kinh doanh. Hồi còn đi học, môn Toán cũng thường là điểm yếu nhưng tôi vẫn quyết định tìm hiểu về nó và đã làm được. Điều duy nhất tôi hối hận sau khi đầu tư vào thị trường chứng khoán là đã không làm việc đó sớm hơn”.

Cô từng cho rằng:“Công việc ta làm hàng ngày là vì đam mê thay vì kiếm tiền, nhưng trên thực tế việc bạn xa rời giá trị kinh tế thì bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không thể nào đạt được những gì mà mình mong muốn cũng như một tương lai vững chắc sau này. Bởi vậy, bạn không nên lựa chọn công việc chỉ vì đam mê mà hãy tối ưu hóa công việc hàng ngày đó để bản thân cảm thấy thú vị hơn và chắc chắn mình được trả công một cách xứng đáng. Có như vậy, thì khoản tiền tiết kiệm của bạn mới phát huy hiệu quả tốt nhất”.

Jeraldine Phneah là một blogger tài chính người Trung Quốc hiện sống ở Singapore.

Tại sao có người tiết kiệm được còn có người lại cứ mãi sống trong tình trạng thiếu tiền? Câu trả lời cho sự khác nhau này có lẽ nằm ở cách quản lý tài chính, lên kế hoạch chi tiêu của mỗi người. Ngay cả khi cầm cùng một số tiền, với mức sống và hoàn cảnh chi tiêu giống nhau, mỗi người lại có cách quản lý tài chính riêng. Với cách tiết kiện này, Jeraldine Phneah cũng nhận về không ít bình luận trái chiều:

– Tiết kiệm thì cũng cần đấy, nhưng vừa phải thôi, đừng đến mức tằn tiện, cuộc sống là để hưởng thụ mà.

– Nguyên tắc tiết kiệm là tiêu những gì còn lại sau khi để dành chứ không phải là như công thức trên là để dành những gì còn lại sau khi tiêu sài. 

– 26 tuổi người ta có được khối tài sản trong mơ còn tôi thì từ hai bàn tay trắng gầy dựng nên đống nợ.

–  Mong sao mẹ tôi đừng đọc được bài này, nếu không kiểu gì cũng ca cẩm, suốt ngày chỉ “con nhà người ta”.

– Chỉ cần “Không ăn hàng, ngừng mua sắm” thôi mà sao mình lại không thực hiện được nhỉ?

– Người ta ở nước giàu như Singapore còn tiết kiện thế, trong khi mình thì mãi không để dành được.

– Cô gái này quá tiết kiệm rồi.

– Tiết kiệm thì tốt nhưng tiết kiệm quá thành tằn tiện mất. 

-…

Thế đấy, không phải là không thể tiết kiệm mà không muốn hoặc chưa thực sự suy nghĩ về việc tiết kiệm. Chúng ta làm lương 7 triệu thì cho rằng không đủ sống nên không tiết kiệm, làm lương 15 triệu thì mức sống lại tăng lên nên cũng không dư được bao nhiêu, tháng nào hết tháng đó. Vì thế, nếu muốn việc tiết kiệm đúng theo kế hoạch thì bạn hãy đề ra mục tiêu, cắt giảm tối đa chi phí phát sinh thì mới có kết quả được.

Còn bạn, bạn áp dụng cách nào để tích cóp cho tương lai? Hãy cùng chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé!

XEM THÊM:

Nguồn:https://bestie.vn/2019/08/co-gai-26-tuoi-tiet-kiem-duoc-2-ty-trong-3-5-nam

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You may use these HTML tags and attributes:

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>