10 câu hỏi phỏng vấn thường hay gặp nhất khi đi xin việc – và gợi ý câu trả lời làm đốn tim nhà tuyển dụng

Dưới đây là 10 câu hỏi mà nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi bạn khi tham gia phỏng vấn. Hãy lưu lại và học kĩ câu trả lời để áp dụng vào buổi phỏng vấn của mình nhé!

1. Hãy tự giới thiệu về bạn?

Với câu hỏi này thông thường nhà tuyển dụng muốn biết khả năng tổng hợp thông tin; cũng như kỹ năng trình bày logic của ứng viên.

Trả lời: Tóm tắt ngắn gọn (3 phút trở lại) quá trình làm việc tính từ công ty gần nhất về trước; chỉ cần nói tên cty, khoảng thời gian và chức danh thôi; không nên kể quá nhiều về kinh nghiệm. Nếu là Sinh viên mới ra trường thì có thể nói về kinh nghiệm tham gia hoạt động ngoại khóa/Câu lạc bộ, thực tập,… 

Nên tránh: Kể quá chi tiết về kinh nghiệm hoặc nói dong dài về quê quán; sở thích, điểm mạnh/điểm yếu. Hãy nhớ bạn chỉ có 2-3 phút cho câu hỏi này thôi nhé.

2. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn

Trả lời:
– Điểm mạnh: Nêu 2-3 điểm mạnh có liên quan trực tiếp đến công việc đang dự tuyển; điều này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu rất kỹ về bản mô tả công việc cũng như những yêu cầu về kiến thức; kỹ năng/kinh nghiệm, thái độ/hành vi… của vị trí mình đang phỏng vấn.
– Điểm yếu: Nói 1-2 điểm yếu – là điểm mà thực sự bản thân mình thấy chưa tự tin; và quan trọng là thể hiện cho NTD thấy được bạn có mong muốn/đang cố gắng khắc phục điểm yếu đó để hoàn thiện bản thân.

3. Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bạn?

Trả lời: Nêu mục tiêu ngắn hạn trong 1-2 năm, phù hợp với thực tế/khả năng; có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và đặc biệt cần có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Phần định hướng nghề nghiệp nên cho NTD thấy được việc tham gia ứng tuyển vào vị trí đang phỏng vấn là một bước quan trọng trong con đường sự nghiệp của mình. (Ví dụ sau này tôi muốn làm một Chuyên viên tuyển dụng nên hiện tại tôi rất mong muốn được nhận vào làm thực tập ở bộ phận Tuyển dụng của công ty anh/chị; đây là cơ hội để tôi tiếp cận thực tế công việc, học hỏi kinh nghiệm,…) 

Nên tránh: Nêu mục tiêu hoành tráng xa xôi nhưng không có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu;(Trở thành Marketing Manager trong vòng 5 năm nữa chẳng hạn); định hướng nghề nghiệp không rõ ràng, kiểu cần kinh nghiệm nên công ty cho làm vị trí gì cũng chấp nhận. NTD sẽ không đánh giá cao các UV chưa xác định được mình muốn làm công việc gì khi đi phỏng vấn. (Việc làm thế nào để định hướng nghề nghiệp tốt mình sẽ chia sẻ trong một chủ đề khác).

4. Bạn biết gì về công ty chúng tôi? Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Khuyến khích: Trả lời ngắn gọn về lịch sử hình thành, phát triển của công ty; và kể được một số sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu của cty. Phải tìm hiểu thật kỹ về công ty, công việc dự tuyển.
Hãy khẳng định với NTD rằng công việc đang dự tuyển là một bước quan trọng trong con đường phát triển nghề nghiệp của mình. 

Nên tránh: Thông thường UV hay trả lời lý do mình chọn cty vì là công ty lớn có danh tiếng, chế độ; chính sách phúc lợi tốt;…NTD sẽ không đánh giá cao UV trả lời theo hướng này. Một điều tối kỵ khi trả lời câu hỏi này là nêu sản phẩm/dịch vụ của công ty đối thủ thành sản phẩm/dịch vụ của công ty mình đang ứng tuyển; hoặc nêu sai tên công ty, tên sản phẩm, dịch vụ của công ty.

5. Bạn biết gì về công việc ứng tuyển?

Trả lời: Nêu được các ý chính trong bản mô tả công việc mà NTD đã gửi cho mình; nêu được sản phẩm, dịch vụ, quy mô, đối tượng khách hàng mà mình sẽ phục vụ ở vị trí công việc này. Bạn nhớ chuẩn bị thêm một số câu hỏi để tìm hiểu sâu về công việc trước khi đi phỏng vấn. 

Nên tránh: Đi phỏng vấn mà chưa tìm hiểu gì về công việc, công ty. Công ty đang tuyển vị trí làm cho sản phẩm/dịch vụ A nhưng bạn lại nói ứng tuyển để làm cho sản phẩm/dịch vụ B.

6. Vì sao bạn ứng tuyển vị trí này? 

Trả lời: Có thể nêu lại những điểm mạnh của bản thân mà bạn đánh giá là phù hợp với các yêu cầu tuyển dụng của vị trí bạn ứng tuyển. Chỉ cho NTD thấy vị trí này là một bước trong kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn.

Nên tránh: trả lời theo kiểu tại em đang tìm việc; và thấy công ty tuyển nên em ứng tuyển hay em đang rất cần một công việc để học hỏi kinh nghiệm nên ứng tuyển. Hãy nhớ, dù là một Sinh viên mới ra trường; nhưng bạn cũng có những kiến thức; kỹ năng nhất định để “bán” cho NTD nên mình chỉ có khái niệm TÌM VIỆC chứ không nên có khái niệm XIN VIỆC.

7. Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? 

Trả lời: Hãy thành thật ở mức độ vừa phải và khéo léo; cố gắng chuyển câu trả lời sang hướng thể hiện bạn phù hợp với công việc mới như thế nào; và cho NTD thấy bạn không muốn tiếp tục công việc cũ; vì ở đó không còn đáp ứng được những mục tiêu nghề nghiệp của bạn. 

Tránh trả lời: Tuyệt đối không nên nói xấu công ty, sếp hoặc đồng nghiệp cũ. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có những điểm hạn chế; và nếu nhận thấy bản thân không còn phù hợp; không thể thích nghi với những giá trị ở đó thì tìm kiếm những cơ hội mới.

8. Mong đợi của bạn khi ứng tuyển vị trí này?

Trả lời: Nêu thật cụ thể khoảng 2- 3 mong đợi thực tế của bạn xoay quanh các vấn đề về tính chất công việc mong muốn được làm; cơ hội để vận dụng những kiến thức; kỹ năng/kinh nghiệm đang có vào công việc hoặc có thể nói rõ mong đợi về việc cải thiện thu nhập.

Nên tránh: trả lời theo kiểu em chẳng có mong đợi gì cả; vì như thế NTD sẽ đánh giá bạn không có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn trình bày những mong đợi quá cao siêu; nên xem xét kỹ khả năng của bản thân. Có tham vọng trong nghề nghiệp là tốt; nhưng NTD rất không thích những ứng viên chém gió hay bị ảo tưởng sức mạnh.

9. Bạn mong đợi mức lương như thế nào? 

Trả lời: Nói cụ thể mức lương mong muốn; và mức lương thấp nhất mình có thể chấp nhận nếu làm ở vị trí đang phỏng vấn; để tránh mất thời gian cho cả 2 phía ở những vòng tuyển chọn tiếp theo.

Nên tránh: trả lời theo kiểu chung chung như em nghĩ công ty sẽ có khung lương phù hợp cho từng vị trí; công ty đánh giá được khả năng của em nên sẽ có mức lương phù hợp cho em. Nếu bạn chưa hiểu rõ tính chất; phạm vi công việc thì có thể xin phép NTD được hỏi thêm để có thông tin trước khi trả lời.

10. Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi? 

Trả lời: Hỏi kỹ hơn về công việc, môi trường; đồng nghiệp, cấp trên của vị trí đang phỏng vấn. Nên hỏi những khó khăn, thử thách thường gặp của vị trí này? Những mong đợi của cấp trên, công ty cho vị trí này? Vị trí công việc này thường được đánh giá qua những yếu tố; thước đo gì,….

Nên tránh: hạn chế hỏi những câu mang tầm vĩ mô; chiến lược hoặc nhạy cảm (Nghe đồn công ty sắp bán chẳng hạn) nếu bạn chỉ là ứng tuyển cho một vị trí chuyên viên; kiểu như em thấy đối thủ A làm cái này; cái kia rất tốt không biết chiến lược sắp tới của công ty mình thế nào?

Tóm lại, kết quả buổi phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến 80% kết quả tuyển dụng; bên cạnh kiến thức chuyên môn thì thái độ; hành vi, động cơ của UV cũng là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy khi tham gia phỏng vấn; ngoài việc nắm vững các kiến thức chuyên môn; UV nên chủ động tìm hiểu thật kỹ về công ty, công việc; nếu có phần nào chưa hiểu rõ thì nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần thiết để trao đổi với NTD nhằm giúp chúng ta có đầy đủ thông tin để lựa chọn công ty, công việc phù hợp.

XEM THÊM: 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You may use these HTML tags and attributes:

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>