Có không ít người còn chưa biết cách phân biệt “nên” và “lên”. Vậy phân biệt như nào thì được coi là đúng? Sử dụng vào hoàn cảnh nào thì thích hợp và đúng chính tả?
Cách phân biệt “nên” và “lên”.
Hiện nay tình trạng dùng sai từ ngữ xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở học sinh tiểu học và những người hay sử dụng từ ngữ địa phương, nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được hai từ “nên” và “lên” dùng vào hoàn cảnh nào thích hợp. Sau đây là một số cách phân biệt:
*Từ “nên” trong nhiều trường hợp khác nhau thì sẽ có ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là 3 trường hợp thường gặp:
– Động từ thường chỉ lời khuyên: cần, đáng
=> Ví dụ : Nên học hành chăm chỉ, việc đó nên làm ngay.
– Liên từ biểu hiện một dạng không cụ thể để nhìn thấy được: thành, ra
=>Ví dụ: Học sao cho thành tài, vì lười nên dốt.
-Thành ngữ nên chăng, hệ quả (sẽ)
=>Ví dụ : Việc này nên chăng? Vì cần cù nên công việc của Lan đạt được kết quả tốt.
Từ “lên” vốn là động từ thường được dùng cho hai trường hợp sau:
– Lên nghĩa là di chuyển.
=>Ví dụ : lên thành phố, lên xe, lên nương, lên đường,…
– Lên nghĩa là tăng về mặt số lượng hoặc một mức độ cao hơn.
=>Ví dụ : Năm ngoái cháu học lớp 1, năm nay cháu lên lớp 2.
Tóm lại ta có thể hiểu từ “nên” là được dùng để khuyên nhủ; hay biểu hiện một dạng cụ thể không nhìn thấy được; hoặc cho ta thấy hệ quả của một sự vật, sự việc, hiện tượng gì đó. Còn từ “lên” dùng để chỉ hành động đi, đứng; hay số lượng, cấp bậc ở một mức độ cao và có thể quan sát được.