- Gợi ý 5 mẫu kính râm – kính mát nam đẹp, thời trang nhất hiện nay
- Nên chon mua máy làm sữa đậu nành loại nào là tốt nhất?
Dạo gần đây nồi chiên không dầu trở thành một trong những thiết bị nhà bếp được các chị em nội trợ tin dùng. Một trong những lợi ích chính của nó đó là chế biến thức ăn trong thời gian ngắn mà lại tiết kiệm được dầu. Nếu các bạn tò mò muốn tìm hiểu về thiết bị này thì hãy tham khảo bài viết sau để có thêm những kiến thức và kinh nghiệm mua nồi chiên không dầu nhé!
[Góc review] 5 loại nồi chiên không dầu tốt nhất hiện nay

Cách hoạt động của nồi chiên không dầu
Nồi chiên không dầu hoạt động dựa vào hơi nóng được luân chuyển bên trong nồi. Khi cắm điện, thanh nhiệt nóng lên và đốt nóng khí bên trong nồi. Đến khoảng 200 độ C thì quạt gió sẽ thổi luồng khí nóng này luân chuyển đều trong nồi và bề mặt thức ăn. Nhờ đó mà thức ăn được làm chín hoàn toàn.
Với các thực phẩm có sẵn mỡ như: thịt ba chỉ, sườn, các loại cá nhiều mỡ … thì bạn có thể bỏ trực tiếp vào nồi để chiên. Còn các thực phẩm khác thì ta nên quét ít dầu lên bề mặt thức ăn để tạo được độ giòn cho món ăn.
Cách sử dụng nồi chiên không dầu
Bạn chỉ cần bỏ thức ăn vào khay của nồi, quét 1 lớp dầu, đóng nắp và nhấn nút. Sẽ có hướng dẫn sử dụng những khoảng thời gian cho từng loại thực phẩm như thịt, bánh, cá… Sau 15 hoặc 30 phút bạn đã có 1 món ăn hấp dẫn. Khi sử dụng nồi chiên không dầu bạn không cần canh như cách chiên truyền thống. Do đó, bạn đã tiết kiệm được 1 khoảng thời gian đáng kể.

Ưu điểm của nồi chiên không dầu
- Tiết kiệm thời gian: Nếu như chiên đồ ăn thông thường bạn sẽ bị mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên với nồi chiên không dầu bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian để làm việc khác đấy.
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng nồi chiên không dầu tiết kiệm được 80 – 90% lượng dầu mỡ.
- An toàn cho sức khỏe: Sử dụng ít dầu mỡ hơn giúp hạn chế một số bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch. Thêm vào đó, việc canh thời gian của nồi chiên giúp thực phẩm không bị cháy khét.
Nhược điểm của nồi chiên không dầu
- Giá thành khá cao: Giá nồi chiên không dầu tương đối cao.
- Vệ sinh khá mệt: Một số dòng nồi chiên không dầu giá rẻ thì khay và rá chiên thường thiết kế dính với nhau. Gây bất tiện khi vệ sinh nồi.
Kinh nghiệm mua nồi chiên không dầu
Giá thành: Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất vì thế mà giá thành dường như khá đa dạng. Trên thị trường, giá nồi chiên không dầu dao động từ 800.000 đồng – 10 triệu đồng. Một số hãng được các chị em nội trợ yêu thích vì giá và chất lượng tốt như: Lock&Lock, Philips, Magic…
Dung tích: Các nồi chiên không dầu có dung tích khác nhau. Bạn nên cân nhắc về nhu cầu sử dụng để chọn nồi có dung tích phù hợp. Gia đình có 4 thành viên nên chọn nồi có dung tích từ 2 – 2,5 lít. Gia đình trên 5 thành viên thì nên chọn loại trên 3,5 lít.
Thiết kế: Các dòng nồi chiên không dầu có thiết kế tương tự nhau. Khi chọn nồi chiên, bạn nên chọn dòng sản phẩm vỏ ngoài được làm bằng chất liệu nhựa cứng PP cao cấp. Loại nồi chiên làm từ chất liệu này sẽ có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến thiết kế tay cầm chắc chắn và nút bật hoạt động tốt. Đặc biệt, bảng điều khiển phải được hiển thị rõ ràng. Khay và rổ chiên nên tách rời để dễ vệ sinh.
Công suất: Công suất hoạt động sẽ tỷ lệ thuận với dung tích nồi chiên. Do đó, dung tích càng lớn thì cần công suất lớn và tốc độ nấu càng nhanh. Và dĩ nhiên công suất càng nhiều thì điện năng tiêu thụ sẽ càng cao.
Công năng – Tính năng nổi bật của nồi chiên không dầu: Các loại nồi chiên không dầu hiện nay được trang bị nhiều công năng ưu việt. Khi chọn nồi chiên, bạn nên lưu ý những loại có tính năng hẹn giờ và cài đặt nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến công nghệ của nồi chiên không dầu. Vì có những loại nồi có nhược điểm là tạo nhiều khói. Do đó, chọn những dòng tích hợp công nghệ Rapid Air sẽ giảm khói và giảm mùi hiệu quả.
Chế độ bảo hành: Khi mua bất kỳ một thiết bị điện nào bạn cũng nên chú ý đến chế độ bảo hành. Thời gian bảo hành giúp bạn an tâm hơn về sản phẩm. Thực tế thì các nồi chiên không dầu chính hãng có thời gian bảo hành từ 1 – 2 năm.
XEM THÊM: