Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ là đúng chính tả?

Chia sẻ hay chia sẽ hay chia xẻ, cách dùng từ nào mới đúng chính tả thường gây nên nhiều tranh cãi thú vị trong cuộc sống hằng ngày.  Bài viết sau đây sẽ giúp phân biệt ý nghĩa, cách sử dụng và nhận định đúng sai về chính tả của ba từ trên để chúng ta có thể sử dụng cho đúng nhé.

Phân biệt chia sẻ, chia xẻ hay chia sẽ?

Chia sẻ là chia sớt, san sẻ tài sản, tài nguyên hoặc tấm lòng, tinh thần đến người khác. Chia sẻ cơm ăn, áo mặc, chia sẻ nỗi buồn, sự mất mát…Từ này mang ý nghĩa về sự đồng cảm giữa con người với con người trong xã hội bằng hành động, lời nói thậm chí là cử chỉ, ánh mắt. Có những sự chia sẻ đơn giản trong cuộc sống như chia sẻ hình ảnh, wifi, vị trí cho nhau.

Chia xẻ lại mang ý nghĩa về hành động nhiều hơn. “Xẻ” là chia năm xẻ bảy, phân chia, chia cắt. Nó rất được ít sử dụng hằng ngày nhưng là một từ có nghĩa trong từ điển Tiếng Việt. Một số trường hợp sử dụng như: chia xẻ gỗ, xẻ đũa, chia xẻ viên gạch…Nó chỉ là một sự chia tách đơn thuần.

Cuối cùng là chia sẽ, đây là từ hoàn toàn không có trong Tiếng Việt vì không có nghĩa gì khi ghép lại với nhau. Trường hợp các từ được tách ra thành “chia” và “sẽ” thì lại được sử dụng rất nhiều. Khi nói chúng ta có thể nhầm lẫn từ “chia sẽ” với “chia sẻ” đó là do phát âm và thói quen của mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi viết, từ này được xem là sai chính tả và không được chấp nhận.

Kết luận

Như vậy chúng ta có thể tóm lại như sau:

  • Chia sẻ: sự cảm thông, đồng cảm, chia sớt.
  • Chia xẻ: sự chia tách.
  • Chia sẽ: sai chính tả, không có nghĩa.

Hy vọng bài viết đã giải nghĩa chính xác và chi tiết nhất về ý nghĩa các từ. Chia sẻ và chia xẻ đều là động từ, nó được sử dụng cho các hoàn cảnh khác nhau. Do vậy mà bạn cần nắm ý nghĩa của nó để dùng đúng mục đích giao tiếp.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You may use these HTML tags and attributes:

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>