Tại sao lạc đà có bướu?

Lạc đà là loài động vật độc đáo có nguồn gốc từ 45 triệu năm trước. Mỗi động vật trên hành tinh đều có một đặc điểm riêng biệt để phân biệt chúng với những loài khác. Trong trường hợp lạc đà, bướu chính là đặc điểm riêng biệt của chúng.

Ngay cả trẻ em cũng biết rằng đặc điểm để nhận diện một con lạc đà đó chính là bướu của nó. Tôi biết điều đó bởi vì cháu trai nhỏ của tôi luôn vẽ một con lạc đà, bắt đầu từ cái bướu của nó. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta thực sự không biết chức năng của những chiếu bướu đó là gì. Nếu vậy chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nó qua những điều dưới đây.

1. Bướu phát triển trên lưng lạc đà như một phản ứng với môi trường của chúng.

Mặc dù lạc đà hiện đang phổ biến ở Trung Đông và một số khu vực ở châu Á, nhưng chúng thực sự có nguồn gốc ở Bắc Mỹ.

Không chỉ vậy, mà lạc đà còn lang thang ở các vùng Bắc Cực. Để đối phó với khí hậu lạnh ở đó, trên có thể của lạc đà đã dần dần phát triển một cái bướu trên lưng. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng đó là bướu điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của lạc đà.


Bướu phát triển trên lưng lạc đà như một phản ứng với môi trường của chúng

2. Lạc đà có bướu vì chúng rất tiện cho những người cưỡi lạc đà bám hoặc vịn vào đó.

Tôi biết đó là một câu trả lời ngớ ngẩn. Bướu của Lạc đà đã có mặt trước khi con người tồn tại. Mặc dù chúng tôi biết chắc chắn rằng lạc đà đã không phát triển bướu vì sự thoải mái của con người, tuy nhiên mọi người vẫn cảm ơn Đấng Tạo Hóa đã tạo ra một chỗ ngồi thoải mái như vậy để hành trình đi đến những vùng đất xa xôi được thoải mái hơn.


Lạc đà có bướu vì chúng rất tiện cho những người cưỡi lạc đà bám hoặc vịn vào đó

3. Bướu không được đổ đầy nước.

Người ta thường cho rằng lạc đà lưu trữ lượng nước dư thừa trong bướu của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là một huyền thoại được đưa vào một số nền văn hóa và truyền thuyết. Những niềm tin đó đã được phát triển để giải thích khả năng sống sót của lạc đà khi lưu lạc hàng tuần mà không cần nước.

Trong thời gian đi đến Con đường tơ lụa, các thương nhân đã tải lên những con lạc đà rất nhiều hàng hóa nặng. Lạc đà là phương tiện di chuyển thuận tiện để băng qua sa mạc nóng, nơi nguồn nước cực kì khan hiếm. Do vậy những con lạc đà được người ta gọi là tàu của sa mạc.


Bướu không được đổ đầy nước

4. Bướu chính là kho lưu trữ năng lượng của lạc đà.

Lạc đà dự trữ năng lượng trong bướu của chúng cho những thời điểm khi nguồn thức ăn khan hiếm. Bất cứ khi nào một sa mạc khô héo hoặc một mùa đông khắc nghiệt giết chết thảm thực vật ở vùng đất cát, hy vọng duy nhất của nó là chất béo mà chúng tích trữ trong bướu.

Bạn có biết rằng những người buôn lạc đà (những người mua và bán lạc đà) xác định sức khỏe của những con lạc đà bằng cách nhìn vào bướu của chúng? Mọi nhà giao dịch đều muốn mua một con lạc đà được nuôi dưỡng tốt, nói cách khác, một con lạc đà có bướu lớn.


Bướu chính là kho lưu trữ năng lượng của lạc đà

5. Lạc đà có bướu vì nó giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Bạn đã bao giờ trải qua một đêm trong sa mạc? Nếu không, có lẽ bạn không biết nhiệt độ sa mạc biến động như thế nào. Nhiệt độ bị nóng vào ban ngày và lạnh cóng vào ban đêm. Điều này là do các tính chất của cát. Tuy nhiên, các mô mỡ trong bướu lạc đà có tác dụng cách nhiệt để chống lại sự biến động nhiệt độ khắc nghiệt như vậy.

Bướu ngăn nhiệt từ mặt trời xâm nhập vào cơ thể. Kết quả là, nó ngăn lạc đà ra mồ hôi và cuối cùng làm giảm đi sự mất nước.


Lạc đà có bướu vì nó giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

6. Một số lạc đà có hai bướu.

Những con lạc đà hai bướu đó được gọi là lạc đà Bactrian. Chúng thường lớn hơn lạc đà Dromedary chỉ có một bướu. Thật không may, không có bằng chứng khoa học nào có thể giải thích tại sao lạc đà Bactrian có hai bướu. Tuy nhiên, có những suy đoán lỏng lẻo nói rằng lạc đà Bactrian đã phát triển hai bướu vì chúng sống trong môi trường khắc nghiệt hơn.

Ví dụ, môi trường sống chính của lạc đà Bactrian là sa mạc Gobi thực sự được biết đến với môi trường khắc nghiệt. Sa mạc có đặc trưng bởi khí hậu lạnh bất thường, nơi nhiệt độ có thể đạt tới -40 Fahrenheit (-40 độ C).


Một số lạc đà có hai bướu

Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các chức năng chính của bướu lạc đà! Nếu có điều gì thú vị về bướu lạc đà mà các bạn đã biết hãy gửi cho chúng tôi bằng cách bình luận vào bài nhé!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You may use these HTML tags and attributes:

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>