Có thể thấy, tiếng Việt cũng là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới. Không chỉ có các chữ các, tiếng Việt còn sở hữu hệ thống dấu, thanh khiến cho các từ trở nên phức tạp. Đặc biệt là có nhiều từ, cụm từ giống nhau gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Một trong số từ thường gây ra sự nhầm lẫn đó là giả thiết hay giả thuyết. Vậy cách sử dụng nào mới là đúng chính tả?
Định nghĩa về “giả thiết” và “giả thuyết”
Để có thể sử dụng đúng cách hai từ này thì bạn phải hiểu được ý nghĩa chính xác của chúng. Cụ thể:
- Giả thiết: Là để chỉ những điều cho trước trong một định lý hoặc một bài toán nào đó. Chúng ta có thể dựa vào những giả thiết này để có thể đưa ra những suy luận, phân tích và lời giải cho bài toán. Ngoài ra, giả thiết còn là một từ để chỉ cho những điều được coi như là có thật.
- Giả thuyết: Trong từ điển tiếng Việt bạn sẽ thấy “giả thuyết” có nghĩa là chỉ những điều được nêu ra trong lĩnh vực khoa học. Thường là để giải thích cho một số hiện tượng tự nhiên, mặc dù chưa có chứng minh hay kiểm nghiệm.
Cách dùng đúng giả thiết hay giả thuyết
Trên thực tế những người viết sẽ không thể biết mình đang sử dụng sai và nhầm lẫn giữa hai từ này. Vì vậy, để có được cách sử dụng đúng hai từ giả thuyết và giả thiết thì bạn phải hình thành thói quen chuẩn ngay từ đầu.
Bạn nên tìm hiểu ý nghĩa chuẩn của chúng, ghi nhớ để có cách sử dụng đúng nhất. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần sử dụng đúng với ý nghĩa, ngữ cảnh để có thể hạn chế nhầm lẫn. Nếu nắm được điều này thì việc phân biệt được giả thiết hay giả thuyết là hoàn toàn dễ dàng.